Kinh doanh vận tải xăng dầu bằng ôtô xi-téc cần những điều kiện gì?

Trả lời:

1.1. Điều kiện cần: (Ápdụng chung cho các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa):

Thực hiện theo điểm1, điều 67- Luật số: 23/2008/QH12 - Luật Giao thông đường bộ do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 13/11/2008 và Nghị định số: 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ.

Cụ thể như sau:

(1). Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

(2). Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:

- Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;

- Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.

- Còn niên hạn sử dụng theo quy định;

- Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.

(3). Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

(4). Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

- Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật;

(5). Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;

- Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

- Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;

- Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

(6). Nơi đỗ xe:

- Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;

- Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;

- Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.

1.2. Điều kiện đủ: (Đảm bảo điều kiện vận tải xăng dầu).

(1). Đơn vị kinh doanh có đủ các điều kiện theo quy định, trước khi đưa phương tiện vào kinh doanh vận tải hàng hóa phải thông báo bằng văn bản đến Sở giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh có trụ sở hoặc trụ sở chi nhánh, gồm:

- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của đơn vị kinh doanh

- Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa;

- Số lượng phương tiện, loại phương tiện, niên hạn sử dụng

(Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2010)

(2). Công văn thông báo gửi tới Sở Giao thông vận tải địa phương. Sở giao thông vận tải chỉ tiếp nhận thông báo để quản lý, theo dõi đồng thời xác nhận việc nhận thông báo cho đon vị kinh doanh (Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2010)

(3). Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật (Điều 67-Luật GTĐB 2008 ngày 13/11/2008-Bộ GTVT);

(4) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh (Điều 67-Luật GTĐB 2008 ngày 13/11/2008-Bộ GTVT);

(5) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản. Lái xe và nhân viên phục vụ phải được tập huấn nghiệp vụ vận tải xăng dầu, an toàn PCCN, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật (Điều 67-Luật GTĐB 2008 ngày 13/11/2008-Bộ GTVT);

(6). Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp phải có trình độ về chuyên môn vận tải (Điều 67-Luật GTĐB 2008 ngày 13/11/2008-Bộ GTVT);

(7). Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn về PCCN và vệ sinh môi trường (Điều 67-Luật GTĐB 2008 ngày 13/11/2008-Bộ GTVT);

(8). Ô tô có ghi tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải phía bên ngoài cửa xe (Điều 5-Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001-Chính Phủ);

(9). Ô tô sử dụng để vận tải hàng phải đảm bảo điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới quy định tại điều 48 luật GTĐB (Điều 10-Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001-Chính Phủ);

(10). Có ô tô phù hợp với yêu cầu bảo quản, vận chuyển khi nhận vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và hàng nguy hiểm (Điều 10-Nghị định số 92/2001/NĐ-CP ngày 11/12/2001-Chính Phủ);

(11). Ô tô vận tải hàng phải có hợp đồng vận tải hàng hóa bằng văn bản ghi rõ số hợp đồng, thời gian vận chuyển, điểm đi, điểm đến, khối lượng hàng vận chuyển, tuyến đường và giá cước do doanh nghiệp ký với chủ hàng hoặc người đại diện của chủ hàng (Điều 11-Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/09/2006-Chính Phủ);

Gọi điện: 0243 202 2102
wiget Chat Zalo